Bình Định không chỉ được người dân cả nước biết đến là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi cho phong cảnh và đặc sản biển mà ngày nay, Bình Định còn được nhắc tên trên bản đồ du lịch Việt Nam với mảnh đất có khá nhiều các loại bánh dân dã nhưng hút hồn du khách dù chỉ một lần thưởng thức trong đó bánh tráng là món khoái khẩu của không ít người. Vậy Bình Định có những món bánh tráng nào mà khiến mọi người trầm trồ đến vậy, hãy cùng Bà Tròn tổng hợp các loại bánh tráng Bình Định trong bài viết này nhé.
Nội dung bài viết
Tổng quan về bánh tráng Bình Định
Bánh tráng Bình được người dân nơi đây chế biến từ gạo tẻ, khoai lang, củ mì….là những thành phần chính để tạo nên chiếc bánh tráng Bình Định hấp dẫn du khách gần xa. Ngoài ra, để thêm phần phong phú, người dân nơi đây còn cho thêm các nguyên liệu khác như nước cốt dừa, hành khô, tiêu để làm nên chiếc bánh tráng nước dừa béo ngậy hay thêm một chút tôm sông hoặc tép biển với chút ớt và tiêu cùng hành để tạo nên chiếc bánh tráng tôm đặc sản bắt mắt và còn có cả mè, có thể là mè trắng cũng có thể là mè đen để làm nên chiếc bánh tráng mè trắng hoặc bánh tráng mè đen hấp dẫn. Đôi khi chỉ cần một loại nguyên liệu là khoai lang, qua bàn tay khéo léo của người thợ thì khi đến tay người tiêu dùng cũng có chiếc bánh tráng khoai lang vừa bùi, vừa ngọt và cả cái màu vàng nhạt đặc trưng của khoai lang cũng làm cồn cào cái dạ dày của du khách.
Bánh tráng Bình Định có những loại nào và cách ăn ra sao?
Nói về các loại bánh tráng Bình Định thì có thể chia làm 2 loại cơ bản đó là bánh tráng nhúng và bánh tráng nướng.
Bánh tráng nhúng thường dùng để cuốn với một vài loại thức ăn kèm như chả cá, rau sống, dưa leo, cá hấp, mực hấp, tôm hấp hay chỉ là thịt ba chỉ luộc, trứng chiên…..Bánh tráng nhúng cũng có rấ nhiều loại như nhúng mềm và nhúng giòn. Bánh tráng nhúng toàn bằng gạo 100% hay có pha mì hoặc là mì 100%. Cũng có loại bánh tráng nhúng giòn có nghĩa là sau khi nhúng nó vẫn có độ giòn nhất định. Đây là một loại bánh tráng rất độc đáo của huyện Phù mỹ tỉnh Bình Định.
Bánh tráng nướng thì có thể sử dụng cùng với hến xào, một loại hải sản nước lợ được người dân đánh bắt hàng năm vào khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3 hay ăn cùng gỏi sứa là cách ăn dùng cho món mặn hoặc ăn chơi với mạch nha hay sữa đặc có đường…..món này thì rất dễ lôi kéo các em bé thích ăn vặt. Nhưng với người lớn thì bánh tráng nướng thường được ăn kèm với các loại bún điểm tâm của người Bình Định như bún tôm, bún rạm Phù Mỹ. Bún cá, bún sứa, bún bò, giò, chả, gân….cho các bữa điểm tâm và thường thì không thể thiếu trong các đám hiếu hỉ và tiệc tùng gia đình.
Có thể liệt kê ra đây các loại bánh tráng Bình Định mà người Bình Định tự hào mỗi khi được đãi khách: Bánh tráng nhúng giòn, Bánh tráng mè trắng, Bánh tráng mè đen, Bánh tráng cuốn chả ram (chả giò), Bánh tráng bột mì, Bánh tráng gạo mè, Bánh tráng khoai lang, Báng tráng tôm và Bánh tráng nước dừa Bình Định.
1. Bánh tráng nhúng giòn Bình Định
Đây là loại bánh tráng được chế biến hoàn toàn từ bột gạo nhưng có một đặc điểm nối bật của loại bánh tráng này mà nó đủ sức gây thương nhớ cho người thưởng thức đó là nhúng nhưng vẫn giòn. Nó giòn vì trên bề mặt của bánh tráng nó không mịn và láng như các loại bánh tráng khác mà nó có những tinh thể gạo gồ ghề, sờ tay vào thấy nhám nhưng ăn thì rất giòn. Chính cái gồ ghề và sù sì đặc trưng đó mà nó làm cho chiếc bánh tuy đã được nhúng qua nước, có độ mềm nhất định mà khi ăn vẫn giòn tan trong miệng. Bánh này được bán ở tất cả các cửa hàng đặc sản và chợ dân sinh tại Bình Định. Mỗi ràng bánh tráng nhúng giòn có 25 chiếc với ràng nhỏ và 50 chiếc với ràng lớn. Người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn cho mình ràng nhỏ hay lớn theo nhu cầu sử dụng.
Mua Bánh Tráng Nhúng Giòn Bình Định tại đây
2. Bánh tráng mè trắng Nhúng Bình Định
Cũng là một sản phẩm được người dân Bình Định chế biến từ bột gạo nhưng nó không thuần túy là chỉ bột gạo không thôi mà bên cạnh bột gạo thì người dân đã cho thêm mè trắng vào cho chiếc bánh có thêm vị béo và thơm của hạt mè. Gạo sau khi được ngâm và đem xay thì người thợ làm bánh sẽ trộn vào đó một lượng mè trắng với một tỷ lệ nhất định để chiếc bánh sau khi tráng ra sẽ có những hạt mè ken dày trên mặt bánh. Cái quan trọng là tay nghề của người thợ làm sao cho sự xuất hiện của các hạt mè được dàn đều trên mặt bánh không quá mỏng hay quá dày và càng không thể chỗ có, chỗ không để đến khi thưởng thức, người sử dụng sẽ cảm thấy hài lòng bởi mỗi một lần ăn, sẽ có vị đặc trưng của món bánh tráng mè trắng này. Loại này cũng có cả bánh nướng và bánh nhúng.
Mua Bánh Tráng Mè Trắng Nhúng Bình Định tại đây
3. Bánh Tráng Mè Đen Nhúng Bình Định
Cũng giống như bánh tráng mè trắng, bánh tráng mè đen cũng được kết hợp giữa bột gạo và mè nhưng thay vì hiện diện trên bề mặt chiếc bánh là những hạt mè trắng thì bây giờ người sử dụng sẽ nhìn thấy những hạt mè đen. Tất nhiên, vì là bánh tráng mè đen nên chiếc bánh có màu đen là chủ đạo nhưng vị thì không khác gì so với bánh tráng mè trắng. Vì là món đặc sản của Bình Định nên bánh tráng mè đen cũng có mặt ở siêu thị, chợ dân sinh và các cửa hàng bán đặc sản của Bình Định ngay trên mảnh đất Bình Định thân thương. Loai bánh này cũng được đóng gói mỗi ràng nhỏ là 25 chiếc và mỗi ràng lớn là 50 chiếc. Tùy theo nó được bán ở đâu mà giá cả sẽ giao động khác nhau. Nếu là siêu thị hay các cửa hàng đặc sản thì bao giờ cũng nhích hơn ở chợ dân sinh.
Mua Bánh Tráng Nhúng Mè Đen Bình Định tại đây
4. Bánh Tráng Nướng Gạo Mè Bình Định
Nếu nói bánh tráng gạo mè Bình Định là một loại bánh tráng truyền thống của Bình Định thì cũng không hẳn là đúng mà nếu nói là sai thì cũng chẳng sai. Tại sao vậy? Bởi vì nó cũng là bánh tráng, cũng có thành phần là gạo và mè. Nó cũng xuất thân từ mảnh đất Bình Định và do những người dân Bình Định chế biến như bánh tráng mè đen hay bánh tráng mè trắng. Nhưng nó chính là sản phẩm hiện đại, được kế thừa từ bánh tráng mè trắng và bánh tráng mè đen truyền thống có từ bao đời nay. Bánh tráng gạo mè có hình chữ nhật, đường kính khoảng 15cm, nhỏ hơn nhiều so với bánh tráng mè trắng hay mè đen. Khi xuất xưởng được đóng gói sẵn trong bao bì có nhãn mác và cách thức sử dụng rất hiện đại. Đặc biệt, không bao giờ buộc bằng những cọng dây nhựa hoặc sống lá chuối phơi khô tước nhỏ như bánh tráng mè đen và mè trắng truyền thống. Điểm khác biệt của bánh tráng gạo mè là thành phần của nó luôn có nước cốt dừa, vị muối mặn đậm hơn hai loại bánh tráng mè trắng và đen kia. Ngày nay nó xuất hiện gần như là tuyệt đối trong các nhà hàng và cả tiệc cưới sang trọng. Rất tiện sử dụng, ăn thì có vị béo, thơm của mè và nước cốt dừa. Mỗi bì như vậy chỉ tử 3-5 bánh mà thôi.
Mua Bánh Tráng Mè Trắng Nướng Bình Định tại đây
Mua Bánh Tráng Mè Trắng Nướng Sẵn Bình Định tại đây
Mua Bánh Tráng Mè Đen Nướng Bình Định tại đây
Mua Bánh Tráng Mè Đen Nướng Sẵn tại đây
5. Bánh Tráng Nhúng Cuốn Chả Ram (chả giò)
Đây là một loại bánh khá khác biệt với các loại bánh tráng mà Bà Tròn vừa giới thiệu với quí vị. Nó khác bởi nó không dùng để nướng hay nhúng như các loại bánh tráng vừa nêu mà nó dùng để gói hay cuốn chả ram (chả giò). Kích thước của nó chỉ bằng 1/3 các loại bánh tráng khác, chỉ vừa đủ cuốn 1 cây chả giò có kích thước đường kính chưa tới 2 ngón tay và nó cực kỳ mỏng, nó mỏng nhất có thể trong các loại bánh tráng. Được chế biến từ bột gạo, qua quá trình hấp rồi cho ra chiếc bánh cuốn chả ram để mọi người có thể sử dụng trong các bữa tiệc hay dịp lễ, tết. Loại bánh này sẽ không được đóng gói nhiều, mỗi ràng chỉ có từ 20-25 chiếc bánh, ai có nhu cầu nhiều hơn thì có thể mua 2 hoặc 3 ràng. Thường được đóng gói trong bịch nilon và có kèm hướng dẫn sử dụng được in ngay trên bao bì. Với loại bánh này cách chế biến khá đơn giản, mọi người có thể tự làm tại nhà.
Mua Bánh Tráng Nhúng Cuốn Chả Ram tại đây
6. Bánh Tráng Bột Mì/ Bánh Tráng Nhúng Mì Bình Định
Loại bánh tráng này lại không phải chế biến từ gạo như những loại bánh tráng kể trên mà thành phần chính của nó là bột mì. Có 2 loại bánh bột mì đó là bánh được chế biến từ bột mì nhất khi thành phẩm bánh trong veo như gương mà có một số nơi gọi là bánh hủ tiếu và loại thứ 2 trong dòng bánh tráng bột mì này được chế biến từ loại mì nhì, thành phẩm chiếc bánh có màu đục và thỉnh thoảng còn nhìn thấy những sợi gân từ bột mì đã được chắt lọc từ củ mì đem xay rồi lắng trong tạo bột. Cả hai loại này chỉ có một cách sử dụng thông thường đó là nướng. Riêng loại bánh tráng bột mì mà được chế biến từ mì nhất tức là nước bột thứ nhất thì không thể làm gì khác ngoài nướng, không nướng thì không ăn được. Còn với loại bánh tráng mì mà được chế biến từ mì nhì tức là nước bột thứ hai được chắt lọc, kết tinh từ củ mì thì có thể có 2 cách sử dụng. Nếu tráng dày thì chỉ nướng nhưng nếu tráng mỏng thì có thể nhúng.
Mua Bánh Tráng Nhúng Mì Bình Định tại đây
7. Bánh Tráng Khoai Lang
Đây là một loại bánh cũng khá đặc trưng khi thành phần của chiếc bánh đã được nhắc đến trong tên gọi. Tức là nó được chế biến hoàn toàn từ khoai lang. Bánh tráng khoai lang hiện nay ở Bình Định có 2 loại. Loại có đường và không có đường. Loại có đường thường được tráng to gần như các loại bánh tráng khác và có màu vàng sậm, một màu đặc trưng của khoai nghệ cùng với chút gừng đã được xay nhuyễn vắt lấy nước. Loại bánh này có thể ăn sống, nó dẻo, thơm, béo. Người sử dụng chỉ việc xé nhỏ và thưởng thức nhưng lưu ý, với những ai còn có hàm răng chắc khỏe còn với ai mà răng không được khỏe lắm thì Bà Tròn khuyên nên dùng loại bánh này đã được nướng cho an toàn. Loại thứ 2 là bánh tráng khoai lang không đường thì gần như có màu nhạt hơn và cũng có đường kính nhỏ hơn. Nó chỉ có kích thước tương tự như loại Bánh tráng cuốn chả ram mà thôi. Nó cũng được ăn sống và nướng chín như bánh tráng khoai lang có đường. Loại bánh không đường thường được người ăn kiêng hoặc người không thích ăn ngọt sử dụng.
8. Bánh Tráng Tôm Bình Định
Bánh tráng tôm thực ra không có từ trước, có nghĩa là vòng đời của nó không cùng với các loại bánh tráng khác của Bình Định mà nó mới xuất hiện gần đây do nhu cầu của người tiêu dùng nên các nhà sản xuất đã sáng tạo và chế biến nhằm đáp ứng thị trường. Đúng như tên gọi của nó, đó là sự kết hợp giữa bột gạo với tôm kèm thêm chút gia vị khác là ớt xay nhỏ và tiêu xay dập. Tôm ở đây có thể là những con tôm sông nhỏ hay tép biển. Nhưng tất cả phải còn tươi thì vị bánh tráng tôm mới thơm chứ nếu tôm không tươi bánh sẽ có mùi khai dù đã nướng chín. Bánh có kích thước tương tự như các loại bánh tráng mè và nó cũng được nướng chín. Bánh này không dùng với các loại bún điểm tâm của Bình Định mà dùng để ăn vặt, và cũng là món đưa chất cay với những người thích nhâm nhi ly rượu Bầu Đá Bình Định. Loại bánh này thường được nướng chín nên người sản xuất vẫn đóng gói 5 bánh một bì. Với bánh sống thì chỉ tầm 10- 20 bánh/ràng thôi.
9. Bánh Tráng Nước Dừa Tam Quan Bình Định
Bình Định là nơi có trồng khá nhiều dừa ở địa danh Tam Quan, chính vì vậy, từ nơi đây, không chỉ có món kẹo dừa cán, bánh dừa sấy mà còn có cả món bánh tráng nước dừa đặc trưng và cũng là đặc sản của Tam Quan- Bình Định. Bánh tráng nước dừa chính là sự tổng hòa của các loại gia vị như hạt tiêu, hành khô, nước cốt dừa, dừa sợi bào nhuyễn và bột gạo. Thông qua bàn tay khéo léo của người thợ, các nguyên liệu này được hòa quyện và tạo ra một sản phẩm khiến người tiêu dùng đã thưởng thức một lần sẽ thật khó quên. Bánh tráng nước dừa cũng được sản xuất đa dạng về mẫu mã, có loại nhỏ đường kính tương tự như bánh tráng mè, bánh tráng nhúng giòn nhưng cũng có loại to gấp đôi nhưng cho dù kích thước thế nào thì loại bánh này cũng chỉ có 1 cách sử dụng duy nhất đó là nướng bởi khi không nướng thì không ăn được vì nó rất dày và cứng. Khi nướng lên bánh có vị thơm của gia vị tiêu và hành, vị béo của nước cốt dừa và dừa bào nhuyễn, vị bùi của bột gạo khiến cho người tiêu dùng ngất ngây, mê đắm.
Mua Bánh Tráng Nước Dừa Tam Quan Bình Định tại đây
Mua Bánh Tráng Nước Dừa Tam Quan Bình Định Nướng Sẵn tại đây
Địa chỉ uy tín bán các loại bánh tráng Bình Định
Hiện nay do nhu cầu của người tiêu dùng nên không chỉ đến Bình Định mới có thể mua được những loại bánh tráng này mà ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam, người tiêu dùng đều có thể sở hữu những món bánh tráng Bình Định mà mình yêu thích nhưng tốt nhất vẫn là mua được món bánh tráng này chính gốc. Nếu không có dịp đi Bình Định, quí khách chỉ cần alo cho Bà Tròn là đã có ngay sự phục vụ tận tâm. Bà tròn ship toàn quốc các loại bánh tráng Bình Định. Tại nội thành hay với đơn hàng có số tiền từ 600.000VNĐ trở lên khách hàng còn được hỗ trợ tiền ship. Còn chần chờ gì nữa, nhanh tay alo cho Bà Tròn theo địa chỉ và số hotline 0906 700 953 Bà Tròn, niềm tin của quí khách.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: