Cách làm bánh ít lá gai Bình Định không khó, chỉ cần một chút khéo léo và kiên nhẫn. Ai từng ăn loại bánh này có lẽ sẽ nhận thấy, mỗi nơi cũng sẽ có chút sự khác biệt. Nhưng ai đã từng thưởng thức thứ ít lá gai bình định trong mềm ngọt nhân đậu dừa ngoài dẻo thơm vỏ bánh ở xứ Bình Định, chắc sẽ khó mà quên được.
Nội dung bài viết
Nguồn gốc của Bánh ít lá gai có gì đặc biệt
Bánh ít lá gai là một loại bánh được người dân các vùng miền nhất là các tỉnh miền Trung ưa chuộng và xuất hiện nhiều trong các đám cúng hiếu, các đám hỉ nhân ngày gặp mặt hoặc lễ, Tết và còn làm quà tặng mỗi khi ai có dịp đi miền Trung về. Nó tồn tại từ nhiều đời nay nhưng cũng không mấy ai cố công đi tìm hiểu nó từ đâu đến và vì sao lại có tên gọi là bánh ít mà không phải là một tên gọi nào khác? Tương truyền rằng nàng công chúa út của vua Hùng đã sáng tạo, kết hợp giữa hai loại bánh, đó là bánh chưng và bánh dày để làm nên chiếc bánh ít ngày nay khi có nhân giống nhân bánh chưng, chủ yếu là vị ngọt của đậu xanh được giã nhuyễn với vỏ bánh bao bọc bên ngoài được làm từ bột bánh dày giống như chiếc bánh dày bằng bột nếp của Lang Liêu và cũng vì nàng công chúa út tạo ra chiếc bánh này nên được gọi là bánh nàng út rồi lâu dần qua thời gian nó được dân gian hóa, gọi trại đi và có tên gọi bánh ít như ngày nay trong nghĩa út ít. Và cũng rất tự nhiên thôi, sự giao thoa văn hóa vùng miền, trong đó, có cả ẩm thực, nên chiếc bánh ít đã có mặt ở miền Trung và được người dân sáng tạo trong cách làm để mang hương vị đặc trưng của mỗi tỉnh để rồi hôm nay, suốt dải đất miền Trung thương yêu, món bánh ít này gắn bó như một phần không thể thiếu mỗi khi nhắc đến các tỉnh thành của miền Trung.
Bánh ít lá gai thực chất là đặc sản của tỉnh nào
Câu hỏi này có lẽ không chỉ của các du khách mà còn là của người dân hầu khắp các tỉnh thành miền Trung. Người dân tỉnh nào cũng muốn và cũng rất tự hào nếu như Bánh ít lá gai là đặc sản của quê hương mình. Nhưng cũng giống như văn học vậy, luôn có dị bản, bởi vậy, món bánh này sẽ có mặt ở các tỉnh từ Quảng Ngãi, đến Bình Định và Phú Yên nhưng quí khách khi nghe câu ca dao này sẽ hiểu ngay món bánh hấp dẫn được bắt nguồn từ đâu nhé: “Muốn ăn bánh ít lá gai. Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi”. Đúng vậy, món bánh ít lá gai này đã gắn liền với mảnh đất Bình Định như một nét văn hóa truyền thống mỗi khi nhắc đến ẩm thực Bình Định.
Bánh ít lá gai được làm từ bột gì
Thưởng thức chiếc Bánh ít lá gai thơm ngon, chắc hẳn quí khách không thể không có thắc mắc là loại bánh rất ngon này được làm từ loại bột gì. Rất đơn giản, loại bột này rất dễ kiếm, dễ tìm trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đó chính là bột nếp và bột năng. Bột nếp là loại bột được tinh chế từ hạt gạo nếp thơm, rồi qua bàn tay khéo léo của người thợ biến thành một loại bột dẻo thơm bao bọc lấy nhân bánh đặc trưng khiến người dùng chỉ một lần được thưởng thức là sẽ nhớ mãi. Ngoài bột nếp ra, thì thành phần của vỏ bánh ít lá gai còn được những người thợ làm bánh trộn thêm vào một chút bột năng để tăng độ dẻo cho bánh.
Nguyên liệu làm Bánh ít lá gai
Nhắc đến nguyên liệu để làm món Bánh ít lá gai, không ít người đã rất tò mò vì cũng muốn mình được trải nghiệm cái cảm giác được tự tay chuẩn bị rồi chế biến các nguyên liệu cho việc làm bánh. Trước tiên phải có bột nếp và bột năng. Mỗi thứ khoảng 200gr. Hoặc 300gr bột nếp, 200gr bột năng. Lá gai tươi hoặc khô. Bây giờ đã có công nghệ làm sẵn nên cũng có thể mua bột lá gai đã chế biến sẵn sẽ giảm bớt công đoạn chuẩn bị cho người thực hiện. Đường cát trắng khoảng 100g. Đậu xanh cà tầm 100g loại còn vỏ lụa. Lá dứa 1 bó cỡ khoảng 20 chục lá cho bánh có mùi thơm. Lá chuối để gói bánh khoảng 1 xấp có bán sẵn ngoài chợ. Vani thì chỉ cần 1 ống nhỏ. Mè trắng đã rang thơm khoảng 50gr. Nếu muốn có nhân là dừa sợi trộn chung với đậu xanh thì chuẩn bị thêm ½ trái dừa vừa độ thôi không quá già vì sẽ bị hôi mùi dầu dừa, không quá non khi bào sợi sẽ bị nhão. Tất cả đều được làm sạch và để ráo.
Công thức làm bánh ít lá gai nhân đậu dừa Bình Định
- 500gr lá gai tươi
- 500gr bột nếp
- 100gr bột năng
- 300gr đậu xanh cà
- 150gr dừa khô nạo sợi thật nhỏ
- 30gr mè trắng
- 100gr mỡ gáy heo
- Dầu ăn
- Lá chuối tươi phơi nắng
Cách làm bánh ít lá gai nhân đậu xanh dừa
Sau khi có các nguyên liệu đã được chuẩn bị thì tiến hành trộn bột. Nếu là lá gai tươi thì sẽ đem luộc kỹ rồi trộn chung với bột nếp và đường kính trắng sau đó đem giã nhuyễn bằng cối đá và chày gỗ. Bột nếp này được chế biến như sau: Nếp đem ngâm vài tiếng rồi đem xay nhuyễn, cho lắng nước hay ép cho ra hết nước bằng túi vải. Ta sẽ có bên trong túi vải là bột nếp nguyên nhất và dẻo. Khi đó mới trộn với đường và lá gai rồi giã. Ngày nay đã có máy móc hỗ trợ nên khâu trộn bột này khá nhẹ nhàng. Có thể dùng máy để trộn. Máy sẽ quay và trộn đều nhưng nếu giã thì người làm bánh phải đảm bảo giã nhuyễn và bột mịn sau khi đã được quyện với nhau từ các nguyên liệu lá gai, bột và đường. Sau đó để bột nếp vừa làm nhuyễn với đường này khoảng 30 phút cho dậy bột sau đó cho thêm bột năng đã chuẩn bị sẵn kèm với nước cốt lá dứa đã vắt kỹ từ lá dứa giã nhỏ và lược bỏ bã rồi tất cả lại được giã trong cối hoặc trộn bằng máy. Khâu trộn bột này rất quan trọng vì càng kỹ và nhuyễn bao nhiêu thì bánh càng ngon bấy nhiêu. Với cách làm truyền thống thì lúc này, người thợ làm bánh sẽ hơ bột trên lửa. Cách hơ cũng khá quan trọng sao cho bột vừa tới không quá kỹ cũng không quá sơ sài. Có thể dùng 2 hoặc 3 chiếc đũa xêu bột lên hơ trên lửa, vừa hơ, vừa kéo bột theo chiều ngang như dệt cửi. Và trở qua, trở lại cho bột được nóng đều trên lửa. Bột khi đã nhuyễn và được hơ rồi sẽ được nắn thành hình tròn để chuẩn bị cho nhân vào bên trong. Nhân bên trong gồm có đậu xanh và dừa bào sợi đã được sơ chế. Sơ chế đậu xanh khá đơn giản, chỉ việc ngâm cho nở chỗ đậu xanh cà, rồi đãi sạch vỏ, nấu chín với một chút xíu muối rồi tán mịn sau đó trộn với dừa bào sợi nhớ kèm theo chút đường mịn là loại đường kính trắng được xay nhỏ cho qua rây để lấy đường mịn cho nhân đậm đà. Và có thể xào với chút nước cốt dừa cho tăng vị béo của nhân bánh. Sau khi cho nhân vào trong vỏ bánh đã được ấn bẹt ra thì tiến hành vo tròn lại chiếc bánh sao cho nhân bánh được bao kín bởi vỏ bánh bằng bột vừa hơ qua lửa. Kế tiếp là rắc mè lên trên mặt bánh trước khi gói vào trong lá chuối đã được làm sạch xếp hình chóp và cuối cùng là sắp bánh vào xửng hấp chín. Như vậy là chúng ta đã hoàn tất quá trình làm món bánh ít lá gai nhân dừa với đậu xanh.
Tiến hành thực hiện cách gói bánh ít lá gai thôi nào!
Để hình dạng bánh đúng chuẩn bạn nhớ làm thật kĩ theo hướng dẫn dưới đây nhé!
Đầu tiên, tiến hành lau sạch lá chuối khô bằng khăn ướt cho lá dịu xuống và mềm hơn, nhúng qua nước sôi cho lá chuối mềm ít bị gãy và rách.
Tùy theo kích thước của bánh mà lấy bột tùy ý. Tuy nhiên lưu ý, lúc gói, bánh phải được bọc thật kĩ trong lá chuối để bánh không bị nhạt.
Cho vào hấp trong xửng nhiều nước và để lửa lớn. Bạn xếp thưa bánh và không quá 2 chồng để bánh được chín đều. Hấp trong khoảng 30 phút khi nước sôi rồi lấy ra để chỗ thoáng cho bánh mau nguội và khô. Nếu thích có thể ăn vào lúc nóng cũng rất ngon.
Nếu muốn bảo quản, có thể bỏ trong ngăn mát tủ lạnh khi nào muốn ăn có thể đem ra hấp lại.
Với cách hướng dẫn làm bánh phía trên, Bà Tròn mong là mỗi bạn đọc xong bài này đều có thể tự tin làm được bánh ít lá gai mang đậm chất xứ Nẫu.
Nếu muốn thưởng thức loại bánh này ngay mà không cần vào bếp, bạn cũng có thể đặt hàng tại đặc sản Bình Định Bà Tròn tại đây.
Nhắc đến Bình Định, mọi người thường nghĩ đến Nem chợ Huyện, Bánh ít lá gai, Bánh Hồng Tam Quan, Chả cá Qui Nhơn…..những món ăn tuy dân dã này nhưng đã để lại trong lòng người thưởng thức những ấn tượng khó có thể quên nếu đã một lần đặt chân đến Bình Định, nếm thử những sản vật và đặc sản nơi này. Vậy làm bánh ít lá gai Bình Định có khó không? Hãy thử một lần tìm hiểu nhé
Cách chọn lá gai làm bánh ít
– Chọn những lá gai to, phải là lá già thì màu của Bánh ít lá gai thành phẩm mới thắm
– Lựa những lá tươi, không bị sâu, không bị muội trắng bám trên thân lá
– Phải là những chiếc lá gai đến thì, có nghĩa là không quá cằn cỗi, không quá non
– Dùng tay tước bỏ phần gân lá để khi làm bánh không bị xơ
– Rửa sạch, để ráo
Cách làm bột Bánh ít lá gai
– Có thể mua bột lá gai bán sẵn hoặc đóng gói sẵn
– Nếu muốn ngon nên tự chế biến như sau:
+ Lá gai cho vào nồi cùng vài lát gừng cho thơm, luộc chín trong khoảng 10-12 phút xong cắt nhỏ cho vào cối giã đến nhuyễn mới thôi. Cũng có thể cho vào cối sinh tố xay nếu làm tại nhà với số lượng ít. Sau đó dùng rây lược phần bã bỏ đi, chỉ lấy nước cốt. Muốn cho lá gai không lẫn bột lá thì chỉ lược như làm mắm nhỉ chứ không được vắt.
+ Muốn có Bánh ít lá gai dẻo thì nếp phải lựa loại nếp dẻo, mới và có mùi thơm, không lẫn gạo tẻ, đem ngâm vài tiếng đồng hồ, sau đó đem xay nhuyễn, ép bỏ phần nước sẽ được khối bột dẻo. Nên nhớ khâu lắng bột này cũng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bánh sau này.
+ Cho đường và bột nếp theo tỷ lệ sau: 100gr đường với 250gr bột nếp trộn với phần nước cốt lá gai sao cho đều và nhuyễn. Lúc này cần nhào bột thật tích cực. Bột càng được nhồi kỹ hoặc có thể cho vào cối quết cho nhuyễn thì bánh càng dẻo. Để bột đã trộn và nhào như vậy trong khoảng nửa tiếng đồng hồ cho bột tới. Cũng có nơi hơ bột trên lửa, có nghĩa là người thợ làm bánh dùng nhiều chiếc đũa xêu bột lên kéo dài ra, hai tay hai bên đũa, nắm kéo bột theo hình sợi tơ như trong dệt cửi và hơ trên than hồng. Đổi tư thế nhiều lần, hơ hai mặt bột và còn trộn bột bên ngoài vào trong, bên trong ra ngoài như làm xiếc. Thủ thuật này đòi hỏi tay nghề phải khéo để bột đều, không bị cháy, bột dẻo, thơm và tới.
Cách làm nhân Bánh ít lá gai
Có 3 loại nhân Bánh ít lá gai đó là nhân đậu xanh và nhân dừa hoặc nhân cả đậu xanh lẫn dừa.
– Với nhân đậu xanh thì có thể chế biến như sau: Đậu xanh chọn loại đậu xanh ngon, đem hấp chín, giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn cùng với đường (độ ngọt là tùy khẩu vị, trong lúc xay có thể cho thêm nước. Sau đó nhắc chảo lên bếp, cho đậu xanh đã xay vào sên với chút muối và gừng giã nhuyễn. Cứ sên như vậy cho đến khô, sờ tay vào không thấy dính là được. Cũng có người thích trộn đường vào với đậu xanh nhưng nhân bánh được làm bằng đậu xanh sên sẽ để được lâu hơn, ngon và thơm hơn
– Với nhân dừa thì chế biến như sau: Dừa chọn trái vừa ăn không già quá để không bị hôi dầu, không làm dừa non. Cạy dừa ra khỏi vỏ, lúc này chỉ còn sọ, bào dừa thành sợi, không bào sâu quá để tránh đến lớp vỏ lụa màu nâu bên dưới cơm dừa thì sợi dừa bào làm nhân bánh sẽ bị chát và không đẹp. Sau đó sên dừa đã bào cùng với đường (độ ngọt tùy thích) và kết hợp với ít gừng giã nhuyễn cho thơm.
– Với nhân cả dừa lẫn đậu xanh thì chỉ việc trộn chung hai nguyên liệu dừa và đậu xanh đã sơ chế như trên trong phần nhân bánh.
– Lá chuối rửa sạch hơ qua lửa hoặc trụng qua nước sôi cho lá mềm, dai và không bị gãy khi gói. Cắt hình tròn và quấn lại theo hình phễu.
– Bột sau khi tới lấy ra nặn dẹt, cho nhân bánh vào trong. Nếu là nhân đậu xanh hay đậu xanh và dừa thì cần viên tròn đậu xanh lại rồi mới cho vào trong bánh
– Gấp các mép bánh lại với nhau, vo tròn và dùng hai lòng bàn tay vo bánh sau đó nhúng qua xíu dầu ăn rồi mới gói vào lá chuối để khi hấp bánh chín, Bánh ít lá gai không bị dính vào lá chuối. Có thể rắc thêm mè trắng đã rang lên trên lớp bột bánh cho thêm phần hấp dẫn, bắt mắt.
Cách hấp Bánh ít lá gai
Chuẩn bị một cái xửng để hấp bánh chín ngon mà không bị nhão. Cho nước bên dưới, đun cho nước nóng già thì sắp bánh vào. Cứ thế đun to lửa trong vòng 25-30 phút là bánh chín.
Cách bảo quản Bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai là loại bánh tươi nên cũng không để được lâu. Nhưng nếu các công đoạn chế biến đều được làm sạch ngay cả lá chuối cũng được rửa sạch và nhân bánh được sên một cách kỹ càng thì sẽ để được từ 3-5 ngày từ sau khi sản xuất. Muốn để lâu hơn, có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn thì hấp lại, bánh vẫn giữ được mùi vị và độ dẻo như trước.
Bánh ít lá gai để được bao nhiêu ngày?
Câu hỏi này không chỉ của người tiêu dùng, người vận chuyển, người bán hàng mà ngay cả của người mua về làm quà cho người thân mỗi khi đến với xứ sở của món bánh truyền thống này. Bánh ít lá gai là loại bánh được chế biến thủ công và bằng các nguyên liệu tự nhiên xung quanh ta vì không sử dụng chất bảo quản nên dễ thiu, không để được lâu. Đa phần sử dụng ngay sau khi ra lò hoặc để trong nhiệt độ phòng bình thường thì được tối đa là 4 ngày. Sử dụng tốt và ăn ngon, bánh dẻo, thơm thì từ sau khi rời xưởng sản xuất cho đến 2 ngày sau thì vẫn rất tuyệt vời còn sau 2 ngày thì bánh có bị khô lớp vỏ bên ngoài 1 chút dù có lớp lá bảo vệ và nếu trong khí hậu thời tiết nắng nóng thì không nên để quá 3 ngày. Nhân bánh thì được xào kỹ và có cho đường nên cũng ít khi bị thiu nhưng nói như vậy không phải là không có hạn sử dụng. Phần nhiều bánh có mặt ở chợ, trong các đám cúng hiếu nên được sử dụng ngay còn nếu muốn bảo quản lâu hơn thì phải cho vào tủ lạnh. Nếu để ngăn mát thì chỉ có thể để trong tủ lạnh 5 ngày còn nếu cấp đông trên gian đá thì có thể bảo quản lâu hơn trên 10 ngày nhưng cho dù để ngăn mát hay ngăn đá thì khi đó bánh đã bị cứng lại cả vỏ lẫn nhân do đó lúc sử dụng cần hấp lại bánh thật kỹ thì bánh mới mềm và ngon.
Cách làm bánh ít lá gai nhân dừa
- Chuẩn bị15 phút
- Chế biến1 giờ 30 phút
- Độ khóTrung bình
Nguyên liệu làm Bánh ít lá gai nhân dừa (cho 12 cái)
- Lá gai 300 gr
- Bột nếp 250 gr
- Bột năng 5 gr
- Dừa nạo 300 gr
- Đậu phộng rang 150 gr (giã nhỏ)
- Gừng 80 gr(băm nhuyễn)
- Đường 210 gr
- Dầu ăn 1 ít
- Lá chuối 6 cái(dùng gói bánh)
Cách chế biến bánh ít lá gai nhân dừa
Cách làm bột bánh ít lá gai
Đầu tiên bạn rửa sạch và tước phần cuống xơ của 300gr lá gai rồi đem rửa sạch và luộc trong khoảng 10 – 15 phút.
Sau đó, bạn cho lá gai máy xay sinh tố cùng 200ml nước và xay thật nhuyễn. Tiếp đến, lọc nước và lấy phần xác lá gai vừa xay.
Bạn cho phần xác lá gai vừa thu được trộn cùng 250gr bột nếp, 200gr đường rồi dùng tay nhồi đều đến khi khối bột dẻo mịn không dính tay là đạt. Lúc này bạn bọc bột lại bằng màng bọc thực phẩm và để bột nghỉ 30 phút.
Sên nhân dừa và đậu phông để làm bánh
Nấu sôi 150ml nước lọc và 110gr đường còn lại trong chảo và đun với lửa vừa.
Khi thấy đường chuyển qua màu nâu cánh gián thì nhanh cho 80gr gừng băm vào đảo nhanh rồi thêm 300gr dừa nạo vào và sên dừa đều tay khoảng 5-10 phút.
Tiếp đó bạn thêm 150gr đậu phộng rang giã nhỏ, 5gr bột năng vào chảo dừa nạo và tiếp tục đảo đều thêm 2 – 3 phút nữa là được.
Gói và hấp bánh ít lá gai
Sau khi cho bột nghỉ 30 phút lấy bột ra và bắt đầu gói bánh. Ngắt 1 ít bột sau đó bạn vo viên tròn, tiếp đó, bạn nhấn dẹt bột và múc 1 ít nhân dừa đậu phộng vào rồi túm kín mép bột.
Bôi một ít dầu ăn vào viên bột để khi hấp xong bánh sẽ không bị dính lá.
Lá chuối bạn rửa sạch rồi đem phơi hoặc hơ qua lửa cho mềm rồi mới đem gói bánh. Cắt lá thành hình chữ nhật hoặc hình vuông rồi xếp lá sao cho giống như chiếc phễu.
Lúc này bạn cho viên bột vào và bọc kín lá lại và đem đi hấp.
Chuẩn bị một cái nồi hấp, cho bánh vào xửng, đập nắp và hấp bánh khoảng 25 – 30 phút là có thể dùng được.
Bánh Ít lá gai thành phẩm
Bánh ít lá gai nhân dừa là một biến thể đặc biệt của bánh gai truyền thống, món ăn có phần nhân dừa ngọt ngào kết hợp với đậu phộng bùi bùi và phần vỏ lá gai mềm dẻo, thơm lừng tạo nên một tổng thể tuyệt vời hấp dẫn.
Cách bảo quản bánh ít lá gai nhân dừa
- Bánh sau khi hấp bạn có thể bảo quản bên ngoài ở nơi thoáng khí, khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt tròi khoảng 5 – 7 ngày. Nếu để bên ngoài bạn nên cho bánh vào rổ, hoặc dụng cụ đựng có các lỗ nhỏ, để bánh không bị hấp hơi và dễ thiu.
- Bên cạnh đó bạn cũng có thể bảo quả trong ngăn đông tủ lạnh, với cách này bánh sẽ bảo quản được 2 tháng, khi ăn chỉ cần bỏ vào nồi hấp lại khoảng 15 phút là được.
Những lưu ý khi làm vỏ bánh ít lá gai
Điều đầu tiên để có được món bánh ít lá gai bình định ngon bạn phải chọn được loại lá gai tươi, Loại lá được chọn phải không quá non cũng không quá già vì lá non sẽ không đủ bột còn quá già lá gai sẽ có nhiều xơ làm cho bánh sẽ không được mịn, ảnh hưởng đến món bánh.
Lá gai bạn xé ra và loại bỏ xơ lá, sống lá, đem rửa sạch là luộc cho đến khi là mềm nhừ ra thì có thể vớt ra rồi để lá nguội. Sau đó bạn đem đi nghiền bằng cối hoặc máy nghiền làm sao cho lá mịn nhuyễn là được. Nhớ là sau khi nghiền lá phải thật mịn để khi ăn không bị sợi bạn nhé, ăn bánh ít mà bị sợi sẽ không ngon phải không nào.
Sau khi nghiền xong, bạn sẽ trộn đều bột nếp và bột sắn trước. Sau đó cho bột lá gai đã giã mịn, trộn hỗn hợp này lại với nhau. Để cho bánh đều và mịn thì công đoạn này đòi hỏi bạn phải bỏ ra thời gian để trộn thật kĩ nhé.
Tiếp theo, nấu tan 150gr đường cùng với 250ml nước và để nguội. Sau khi nước đường đã nguội, đổ từ từ vào hỗn hợp bột vừa trộn đều, nhào thật kĩ đến khi hỗn hợp bóng mịn và dẻo là hoàn thành xong công đoạn làm vỏ.
Lưu ý: lượng đường được sử dụng tùy theo sở thích, nếu để nhiều đường thì bánh của bạn sẽ giữ được lâu hơn nhé, tuy nhiên cũng không nên để quá nhiều đường vì vị ngọt sẽ ảnh hưởng tới mùi vị của các nguyên liệu khác.
Mua bánh ít lá gai Bình Định tại Sài Gòn ở địa chỉ nào?
Bánh ít lá gai giờ đây không chỉ được tiêu thụ nội tỉnh mà đã vươn xa đến mọi miền của Tổ quốc. Tại phương Nam nơi phồn hoa đô hội- Sài Gòn cũng không thiếu các cơ sở bán đặc sản Bình Định trong đó có món bánh ít lá gai ngon thần sầu. Nhưng tìm được nơi uy tín, có món bánh ít lá gai đúng xuất xứ Bình Định và đậm đà hương vị quê hương thì quí khách cần tìm hiểu và phải tìm đúng địa chỉ để mình được sở hữu món bánh mà mình yêu thích sau 1 vài lần được thưởng thức. Chỉ dẫn quan trọng mà quí khách cần bỏ túi đó là địa chỉ cửa hàng Đặc Sản Miền Trung Bà Tròn 8/38 Đinh Bộ Lĩnh Phường 24 Bình Thạnh Hồ Chí Minh (Link fanpage https://www.facebook.com/dacsanbinhdinhbatron) đây là nơi có đa dạng mặt hàng đặc sản của Bình Định từ món mặn, món khô của hải sản cho đến các loại bánh truyền thống của Bình Định. Với mong muốn, đem hương vị quê hương đến với bà con Bình Định xa quê và kéo gần hơn bà con các vùng miền khác đến với hương vị quê hương qua món bánh ít lá gai nên ở đây, quí khách luôn được đón tiếp như người thân.
Đặc sản Bình Định Bà Tròn, niềm tự hào của người con Bình Định tại Sài Gòn. Đặc sản Bình Định Bà Tròn đi là nhớ, về là thương./.
MUA BÁNH ÍT LÁ GAI NGUYÊN GỐC BÌNH ĐỊNH LOẠI NGON TẠI ĐÂY
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: