Bánh ít lá gai là món ăn truyền thống của Bình Định. Bánh thường được dùng để ăn chơi, ăn trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, đám giỗ, và dùng làm quà cho người thân, bạn bè. Có nhiều nơi làm ra bánh ít, mỗi nơi đều có cách làm khác nhau, nhưng nói về độ ngon và nổi tiếng thì bánh ít lá gai Bình Định là số 1. Bánh ít lá gai bình định có hương vị rất đặc biệt, và là một trong những món ăn đặc sản Bình Định không thể thiếu trong danh sách ẩm thực Việt Nam.
VÌ SAO GỌI LÀ BÁNH ÍT LÁ GAI BÌNH ĐỊNH?
Khác với những vùng miền khác, bánh ít lá gai Bình Định được những người thợ làm một cách thủ công. Từ khâu hái lá gai, sơ chế đến làm bột nếp…. Khâu nào cũng cần đến những người thợ khỏe mạnh để quết (một kiểu giã nhưng không hề dễ dàng vì nếp rất dẻo và khó giã). Chiếc bánh nhỏ xinh được làm từ các nguyên liệu khác nhau. Như lá gai, gạo nếp, đậu xanh, dừa sợi bào, đường và lá chuối… Và điều đặc biệt gọi là Ít Gai bởi bột của bánh được làm từ lá gai. Một loại lá truyền thống mang hương vị rất đặc trưng khi được nấu chín có tác dụng mát và tốt cho sức khỏe.
Công thức làm bánh ít lá gai Bình Định
Sự khách biệt tạo nên bánh ít lá gai bình định so với cách làm bánh những nơi khác chính là làm phần vỏ lá gai, một loại cây được trồng nhiều ở Bình Định và có tác dụng rất tốt đến sức khỏe (tham khảo bài viết về cây lá gai).
Với kinh nghiệm lâu năm của người thợ làm bánh, công đoạn chuẩn bị lá gai được xem là công đoạn tốn nhiều thời gian nhất và cũng là quyết định đến sự thơm ngon và màu sắc đặc trưng của món bánh này.
Quy trình làm bánh ít lá gai Bình Định được chia làm ba phần: đó là
- Phần vỏ bánh,
- Nhân bánh
- Gói bánh.
Chúng tôi gửi đến bạn công thức chi tiết và hướng dẫn cách làm món bánh lá gai của Bình Định ngon, chuẩn vị dưới đây nhé!
Nguyên liệu làm bánh ít lá gai Bình Định
- 400gr bột nếp
- 200gr đậu xanh
- 200gr dừa nạo
- 350gr đường cát (150gr pha vào nếp, còn lại 200gr pha vào đậu)
- 200gr lá gai (loại không già, không non)
- Lá chuối
- Gừng tươi, muối, dầu ăn
Cách làm bánh ít nhân dừa đậu xanh
Bước 1: Phần vỏ bánh
Vỏ bánh được làm nguyên liệu chính là lá gai hình trái tim. Lá gai tươi bỏ cuống, xé làm hai, tước bỏ gân lá, rửa sạch để ráo nước, đem luộc khoản 30 phút cho chín nhừ rồi vớt ra. Cho lá gai vào cối xay với chút nước và gừng tươi.
Xay cho lá gai thật nhuyễn hoặc giã nhuyễn như bột thì bánh ăn sẽ mịn màng thơm ngon. Sau đó lọc lấy bột nhão có màu xanh đen rất đậm.
Nếp dùng làm bánh phải chọn nếp mới bánh mới thơm, nếp đem vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, xay nhuyễn ép bỏ nước để có được một khối bột dẻo.
Tiếp theo, đem phần lá gai vừa xay trộn với bột nếp, đường và nước (lấy nước đã lọc của lá gai ở trên), nhào bột bánh khoản 15 – 20 phút cho thật dẻo, nhào càng kỹ càng ngon. Chia thành từng cục bột nhỏ.
Sau khi bột nếp đã được làm nhuyễn cùng với đường và lá gai thì để khoảng 30 phút cho bột dậy sau đó trộn chung với bột năng, quết lại cho nhuyễn rồi mới phân ra từng viên để chuẩn bị cho nhân bánh vào gói thành chiếc bánh lá gai.
Phần nhân bánh thêm vào sau chỗ trộn đậu xanh xay nhuyễn với đường có thể sên sên với nước cốt dừa cho nhân bánh thêm vị béo
Bước 2: Phần nhân bánh
Bánh có nhân dừa và đậu xanh. Dừa chọn trái vừa già tới đem bào ra thành sợi. Chọn đậu xanh làm nhân phải là đậu ngon loại 1, đậu còn mới có hương thơm đặc trưng, kích thước và màu sắc đồng đều.
Đậu xanh nấu chín rồi đem xay thật nhuyễn với đường, sau đó cho thêm dừa sợi vào và sên với lửa nhỏ (công đoạn này giúp bánh để được lâu hơn), bạn phải đảo đều tay liên tục để bột không bị cháy. Sên đến khi bột khô lại, dẻo, sờ không dính tay là được, bắt xuống để nguội
Bạn ngắt một ít bột nếp cho vào lòng bàn tay, sau đó nhấn dẹt phần bột, lấy nhân cho vào giữa rồi túm kín lại. Qua công đoạn gói lá chuối.
Bước 3: Cách gói và hấp bánh
Sau khi hoàn thành 2 công đoạn trên, người thợ bắt đầu gói bánh. Đây là công đoạn đơn giản nhất, nhưng để bánh có hình dáng như mong muốn, bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để học bí quyết đấy.
Lá chuối được cắt từng miếng khoản 20cm vuông, trụng qua nước sôi, hoặc phơi nắng cho mềm rồi mới đem gói bánh. Cho một chút dầu ăn lên mặt lá để lá không dính vào phần nhân đã hấp chín, cũng như nhìn bánh bóng bẩy hơn.
Khoanh tròn lá chuối hình phễu, bỏ nhân vào và gói kín phần đáy lại là đã hoàn thành một món bánh tuyệt vời hấp dẫn. Những chiếc bánh ít sau khi được gói hình kim tự tháp nhìn rất đẹp mắt.
Dùng xửng để hấp bánh, cho bánh vào hấp khoảng 30 phút thì bánh chín.
Những lưu ý khi làm bánh ít lá gai Bình Định
Phần bánh và lá gói
Lá gai sau khi chọn lấy lá non cũng phải tước bỏ cọng và phần sống lá, chỉ lấy phần lá mềm. Rửa sạch, luộc chín xong cho vào cối giã đến nhuyễn mới thôi. Và sẽ lấy phần bột nhão màu xanh đậm. Nếp phải chọn loại dẻo, mới và có mùi thơm, không lẫn gạo tẻ, đem ngâm vài tiếng đồng hồ. Sau đó đem xay nhuyễn, ép bỏ phần nước sẽ được khối bột dẻo. Tất cả bột nếp, bột lá gai và đường trộn đều nhào nhiều lần cho quyện vào nhau và đem đi quết. Phần nhân bánh thì có thể làm bằng đậu xanh, dừa hoặc cả dừa với đậu xanh trộn chung. (Nhằm đáp ứng thị hiếu của đồng đảo người tiêu dùng). Dừa chọn quả vừa ăn, không quá già cũng chẳng quá non bào lấy sợi. Sên với đường cùng 1 ít gừng cho thơm. Đậu xanh chọn loại nếp ngon đem hấp chín, giã nhuyễn và cũng sên với đường cùng chút gừng.
Lá chuối rửa sạch hơ qua lửa cho mềm để khi gói bánh, lá chuối không bị dập hay gãy. Lá chuối cuốn hình phễu, thoa lên một ít dầu để bột bánh không dính vào lá khi hấp. Cho nhân vo tròn vào bột bánh đã chế biến và xoay. Nặn sao cho bánh đều, ôm trọn nhân bên trong rồi gói bằng lá chuối cắt sẵn, hình tựa quả núi. Công đoạn tiếp theo là hấp bánh. Chỉ khoảng 20 phút là những chiếc bánh ra lò với vị thơm, dẻo rất đặc trưng của Bánh ít lá gai Bình Định.
Phần nấu bánh
Với những mẻ được làm thủ công thì khâu quết là khâu khá quan trọng. Nó chính là điểm khác biệt bởi thời công nghệ hiện đại. Cũng có những nơi sử dụng máy để quết vì thế đã tạo nên sự khác biệt. Chỉ những người sành ăn mới cảm nhận được điều đó. Bánh được làm thủ công và được quết bởi những người thợ nhiều kinh nghiệm và đủ sức khỏe. Cho công đoạn này bao giờ cũng dẻo, mịn và ngon hơn những chiếc bánh khác.
MUA BÁNH ÍT LÁ GAI Ở ĐÂU NGON?
Hiện nay, có rất nhiều nơi, nhiều địa phương có thức bánh này nhưng với Bình Định, người dân đất Võ luôn tự hào. Vì bánh ở đây đã từng trở thành món ăn dân giã, truyền thống nhưng vô cùng đặc biệt. Và càng đặc biệt hơn với du khách trên mọi miền đất nước khi đến với Bình Định. Bất kỳ ai đến Bình Định cũng cố mua cho được một túi về làm quà. Đây là món bánh tươi, không sử dụng chất bảo quản. Nhưng với nhiều công đoạn được người thợ làm kỹ càng, chu đáo. Bánh có thể bảo quản sau 4-5 ngày xuất xưởng. Với giá cả vô cùng yêu thương chỉ từ 3000- 5000 hoặc 6000 đồng/chiếc bánh tùy thương hiệu. Vì vậy món bánh truyền thống của Bình Định này đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Đến với Bình Định, đến với thành phố Qui Nhơn xinh đẹp và hiếu khách. Bất kỳ ai cũng có thể ghé cửa hàng Bánh Thanh Liêm tại 128 Chương Dương. Hay có thể thưởng thức những hương vị thức bánh này tại cửa hàng đặc sản Bình Định số 07 Đại lộ Nguyễn Tất Thành. Hay Ki ốt 34- Vân Ý ở chợ Sân bay Qui Nhơn (đối diện số nhà 49 Tôn Đức Thắng Qui Nhơn). Không chỉ chất lượng tốt, hương vị thơm ngon mà hình thức những chiếc bánh gói giấy cũng vô cùng bắt mắt.
ĐỊA ĐIỂM BÁN BÁNH ÍT LÁ GAI BÌNH ĐỊNH TẠI HỒ CHÍ MINH
Với nguồn bánh được làm hoàn toàn từ các nguyện liệu tự nhiên tại các làng nghề truyền thống. Được tuyển chọn kĩ lưỡng từ khâu nguyên liệu, gia vị. Đồng thời cam kết bánh truyền thống sạch không chất phụ gia, chất bảo quản. Đặc Sản Bình Định Bà Tròn tự hào khi mang tới sản phẩm đảm bảo được chất lượng tốt nhất. Và an toàn để khách hàng thưởng thức. Bánh được vận chuyển từ Bình Định vào tận Hồ Chí Minh nên thực khách muốn thưởng thức bánh ít lá gai tại Hồ Chí Minh chẳng cần phải đi xa xôi. Chỉ cần nhấc máy gọi hotline 0906 700 953 để được tư vấn và giao tận nơi.
- Bánh ít mặn nhân tôm thịt 10 cái – Bình Định Foody
- Bánh ít lá gai Bình Định 10 cái – Bình Định Foody