Bình Định – một dải đất miền Trung đầy nắng và thừa gió biển. Hải sản tươi sống cũng là một thế mạnh xuất khẩu của tỉnh. Nhưng với Bình Định, ngành công nghiệp không khói còn níu chân du khách không chỉ bởi thắng cảnh đẹp và hải sản tươi ngon mà nơi đây còn để lại trong lòng du khách nhiều ấn tượng vì là vùng đất của các loại đặc sản. Trong đó có món Bánh hồng Tam Quan Bình Định
Đôi nét về đặc sản Bánh hồng Tam Quan Bình Định
Đó là một loại bánh được làm nên từ dừa, một đặc sản của đất tam Quan Bình Định, kết hợp với nếp dẻo và đường kính trắng, bột mì hoặc bột bình tinh áo bên ngoài chiếc bánh cho không bị dính. Để làm được món bánh hồng này cần có sự chịu khó, kiên trì và khéo tay của người phụ nữ. Khi thưởng thức bánh hồng, người ăn thấy rõ sự hòa quyện ngọt ngào trong mỗi miếng bánh. Vừa có vị ngọt của đường, vị thơm và béo của dừa, vị dẻo ngọt của nếp giống như hương vị của hạnh phúc lan tỏa tới mọi người. Bởi vậy, người Bình Định rất tự hào là nơi làm ra những chiếc bánh hồng xinh xắn.
Tại sao lại có cái tên Bánh hồng
Nghe nhiều, ăn nhiều nhưng không phải ai cũng biết vì sao có tên gọi bánh hồng. Đơn giản thôi, bánh hồng là loại bánh xuất hiện trong dịp đám cưới, đám hỏi, bữa tiệc ở quê dừa miền trung Bình Định, góp chung vào niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi. Chính vì vậy, cùng với thiệp hồng báo tin vui, bánh hồng là loại bánh không thể thiếu trong ngày cưới của cô dâu, chú rể.
Cũng có quan niệm cho rằng: cái tên bánh hồng chỉ đơn giản là một màu sắc đặc trưng của bánh. Thay vì màu trắng đục của bột nếp nấu chín, những người làm bánh đã biến hóa thêm màu hồng, màu xanh của gấc, lá dứa… vào bánh, làm cho món ăn được bắt mắt hơn.
Ý nghĩa của bánh hồng trong đời sống xã hội xưa và nay
Ngày xưa, bánh hồng thường xuất hiện trong mỗi dịp đám cưới, đám hỏi của người Bình Định nên loại bánh này cùng với tấm thiệp hồng đều mang ý nghĩa là loại bánh báo tin vui. Vì thế, trong dân gian vẫn lưu truyền câu nói cửa miệng của các bậc cao niên khi thúc dục con cháu mình lấy vợ, lấy chồng rằng: “Khi nào cho ông/bà ăn bánh hồng vậy?”
Ngày nay, bánh hồng Tam Quan không chỉ là món bánh chỉ xuất hiện trong những dịp đặc biệt ở Bình Định, mà đã trở thành một đặc sản xứ dừa miền trung giản dị, đậm đà mà du khách gần xa chọn để đem về làm quà cho người thân mỗi khi đến với Bình Định.
Bánh hồng Tam Quan là loại bánh đặc trưng của đất võ Bình Định, tuy nhiên để lựa chọn “đúng mặt gửi vàng” thì chúng ta nên bắt đầu tìm hiểu sơ về loại bánh này trước nhé!
Nguyên liệu cho Bánh Hồng Tam Quan
Người dân Bình Định, đặc biệt là người phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn không ai không thuộc câu ca dao:
“Công đâu công uổng công thừa”
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan”.
Có lẽ đối với xứ dừa Tam Quan – Bình Định thì cây dừa là giống cây hữu dụng nhất đối với cuộc sống của người dân. Gỗ dừa là nguyên liệu để làm nên nhiều đồ gia dụng thân quen, cùi dừa được chế biến thành các` món ăn ngon, trong đó có những thứ đã trở thành đặc sản dù rất dung dị, mộc mạc.
Những người phụ nữ đã khéo léo hòa trộn vị ngọt thơm, bùi béo của cùi dừa để tạo thành những thức quà ngon đặc trưng như bánh phu thê, bánh tráng nước dừa, bánh hồng… Đặc biệt, bánh hồng được coi là đặc sản đơn giản mà tinh tế nhất. Du khách đừng để bị đánh lừa bởi tên gọi “bánh hồng”, vì không có quả hồng nào trong bánh cả. Bánh hồng được tạo thành bởi sự hòa trộn mê hoặc giữa nếp mới dẻo thơm và cơm dừa dậy mùi béo ngậy.
Cũng là bánh hồng, nhưng ở mỗi vùng của tỉnh Bình Định lại cho hương vị khác biệt đôi chút. Trong đó, bánh hồng của phường Tam Quan được đánh giá là đặc biệt và ngon nhất vì làm từ nếp Ngự. Món bánh trông đơn giản, dân giã vậy nhưng đòi hỏi người làm phải cực kỳ khéo léo và nhẫn nại. Thông thường, để làm ra được một mẻ bánh 20kg thì người thợ phải mất ít nhất 5 tiếng để thực hiện.
Để có những chiếc bánh hồng ngon, khâu chọn nguyên liệu đòi hỏi người làm phải có sự khéo léo và tinh tường. Nếp được chọn làm bánh thường phải là nếp Ngự hoặc nếp mới để tăng độ dẻo thơm của bánh. Còn dừa cũng phải chọn dừa tươi mới hái nhằm đảm bảo hương vị ngọt ngào của cùi dừa.
Bánh hồng dai dai, deo dẻo, thơm mùi nếp, lại giòn giòn, sần sật nồng hương dừa và có vị ngọt vừa miệng, không quá ngấy khiến ta cứ muốn ăn mãi không thôi. Nhâm nhi miếng bánh cùng tách tà nóng, ta sẽ cảm nhận được sự thanh tao, mộc mạc và hương vị quê hương của bánh hồng.
Bánh hồng loại bánh của “lứa đôi”
Giữa vô vàn các loại bánh, không phải ngẫu nhiên mà bánh hồng lại được chọn để đãi khách khi nhà có tiệc, lễ tết, cưới hỏi. Bởi đây là thứ bánh tượng trưng cho “hồng duyên, hồng phận” cũng như lời gửi gắm và mơ ước về mối tơ duyên quấn quýt, bền chặt và keo sơn của đôi lứa trong ngày cưới. Ban đầu, bánh hồng có màu trong trong của bột nếp đã luộc chín. Dần dà bánh được tạo màu tự nhiên từ lá cây, các loại quả… để tạo nên nhiều màu sắc bắt mắt hơn như màu hồng, xanh, vàng. Bên cạnh đó, bánh hồng cũng được chọn làm vật phẩm trong đám cưới, đám hỏi. Mỗi khi người Bình Định hỏi nhau: “Bao giờ cho tui ăn bánh hồng?” thì đều là lời hỏi han khéo léo: “Bao giờ bạn làm đám cưới?”
Thêm câu này cho chị: Ngày nay bánh hồng không chỉ xuất hiện ở các thôn quê hay gói gọn trong các đám cưới tại gia mà còn xuất hiện ở những tiệc cưới sang trọng khi đóng vai trò là món tráng miệng được thực khách yêu thích và được dùng kèm với chè khúc bạch trong thực đơn nhà hàng
Có rất nhiều địa chỉ bán bánh Hồng nhưng chỗ ngon và uy tín không nhiều. Đôi lúc quy trình thủ công không đảm bảo được chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh. Bà Tròn cam kết nguồn gốc của sản phẩm từ khâu sản phẩm tới đóng gói. Với tiêu chí sản phẩm truyền thống chất lượng, an toàn cho người dùng luôn đặt hàng đầu. Khách hàng sẽ luôn yên tâm khi thưởng thức đặc sản nguyên gốc Xứ Nẫu.
Cách thưởng thức bánh hồng Tam Quan
Khi ăn, để cho vừa miệng, bánh hồng được xắt nhỏ thành từng miếng như những hình thoi, bày biện khéo léo ra đĩa rồi nhâm nhi cùng tách trà nóng, ta như cảm nhận được sự thanh tao của cuộc sống. Vị ngọt thanh của đường, cái dẻo của bột nếp, vị béo giòn của dừa tạo nên một hương vị đặc biệt và khiến người ta nhớ mãi không nguôi. Loại bánh này được bảo quản trong vòng 3 ngày để đảm bảo hương vị bánh được trọn vẹn nhất.
Bánh hồng Tam Quan là là thức quà dân dã, mộc mạc và đậm tình đậm nghĩa con người xứ Nẫu. Đặc sản Bình Định Bà Tròn mang đến cho bạn món ăn đặc sản bánh hồng Tam Quan dai dẻo, ngọt thơm. Đặc biệt, với tiêu chí “thực phẩm tươi sạch”, Đặc sản Bình Định Bà Tròn cam kết đem đến cho quý khách hàng những chiếc bánh không phẩm màu, không chất bảo quản. Ngay bây giờ, bạn đã có thể ngồi ở nhà và thưởng thức món ăn đặc sản đậm đà hương vị vùng đất Bình Định với cách thức đặt hàng và giao hàng vô cùng nhanh chóng, thuận tiện. Hãy nhấc máy và gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và đặt món nhé!
Giá cả của bánh hồng Tam Quan Bình Định hiện nay
Bánh hồng có hai loại, loại ổ lớn và loại nhỏ đã xắt và gói trong giấy kính. Loại lớn là 40000 VNĐ/ổ có đường kính khoảng 15-20cm. Loại nhỏ đã xắt, mỗi chiếc bánh xinh xinh chỉ bằng 2 ngón tay có giá khoảng 5000 VNĐ/cái. Nhưng loại bánh nguyên ổ bao giờ cũng ngon hơn, dẻo hơn và nhìn bắt mắt hơn.
Loại nhỏ là do những người bán tự cắt ra cho dễ tiêu thụ vì nhu cầu của người mua. Ví dụ vào những ngày cúng, lễ, người mua cần nhiều loại bánh, chia càng nhỏ càng tốt. Các chợ dân sinh linh động chiều khách cắt thành từng miếng nhỏ. Còn nhà sản xuất thì chỉ sản xuất một loại bánh ổ lớn nguyên bánh mà thôi.
Tại TP HCM, mua bánh hồng ở đâu ngon, rẻ, hợp vệ sinh
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, quý khách không cần đi đâu xa, bởi cửa hàng đặc sản Bình Định Bà Tròn chính là địa chỉ mua bánh hồng uy tín và được nhiều khách hàng yêu thích. Đặc sản Bà Tròn sẽ trao cho bạn những ổ bánh hồng Tam Quan ngon, hợp vệ sinh, chất lượng và giá thành vô cùng hợp lý. Đảm bảo rằng bạn sẽ hài lòng 100%.
Tại sao nên chọn thương hiệu Bà Tròn để mua bánh hồng Tam Quan Bình Định
Tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có khá nhiều cửa hàng đặc sản Bình Định bán bánh Hồng Tam Quan. Nhưng bạn có thể hoàn toàn tin tưởng đến với đặc sản Bình Định Bà Tròn. Bởi chúng tôi cũng chính là người Bình Định vì thế, chúng tôi có nguồn hàng chính gốc, quảng bá sản phẩm của quê hương không chỉ là mục đích kinh doanh mà còn là niềm say mê và tình yêu với xứ dừa Tam Quan, Bình Định. Chúng tôi tự hào vì Bình Định quê tôi có món bánh hồng nổi tiếng.
Bánh hồng Tam Quan – Quy Nhơn để được bao lâu ?
Do đây là bánh tươi, không chất bảo quản nên thời gian để không lâu, chỉ khoảng 3 ngày kể từ ngày sản xuất. Do vậy, du khách hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Vì được chế biến hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Mời bạn xem thêm các loại bánh đặc sản Bình Định khác TẠI ĐÂY